Image

DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ

Báo cáo thuế là một trong những bước quan trọng và cần thiết khi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Báo cáo thuế giúp doanh nghiệp đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, đồng thời giúp các cơ quan quản lý thuế nắm bắt tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Chuẩn bị và nộp báo cáo thuế đúng hạn không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các khoản phạt từ cơ quan thuế, mà còn giúp duy trì sự minh bạch, uy tín trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo thuế đòi hỏi kiểm toán viên phải tập trung, tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác trong việc thu thập và xử lý thông tin.

1. Báo Cáo Thuế Là Gì?

Báo cáo thuế là hoạt động mang tính chất kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra đối với những hoạt động phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa hay sử dụng dịch vụ.

Báo cáo thuế ngoài tác dụng kê khai hóa đơn GTGT, còn là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp/tổ chức, công ty. Báo cáo thuế nhằm giúp các cơ quan quản lý thuế nắm bắt tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Do vậy, báo cáo thuế có vai trò rất quan trọng và có thời hạn nộp cụ thể, các thông tin trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết và cẩn thận.

2. Thời Hạn Nộp Báo Cáo Thuế?

Nếu doanh nghiệp nộp báo cáo thuế chậm thời hạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, vì thế bộ phận kế toán phải lập báo cáo thuế trước kỳ hạn. Kế toán có nhiệm vụ kiểm tra các thông tin trong báo cáo đã đầy đủ hay chưa.

Tùy vào phương thức báo cáo thuế theo quý hay theo tháng thì sẽ quy định thời hạn nộp báo cáo thuế cụ thể. Thời hạn nộp báo cáo thuế được quy định như sau:

- Đối với báo cáo thuế theo tháng, thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp muộn nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

- Đối với báo cáo thuế theo quý, thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp muộn nhất vào ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể thực hiện nộp báo thuế online qua Cổng thông tin Thuế điện tử của Tổng cục Thuế - Tài chính.

3. Các Loại Báo Cáo Thuế Phải Làm

3.1. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Doanh nghiệp phải xác định phương pháp kê khai thuế VAT của mình theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với phương pháp sử dụng.

Đối với doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo tháng hoặc quý:

+ Kê khai thuế VAT theo quý trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập

+ Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia thành 2 loại: Doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ và trên 50 tỷ.

Đối với doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp:

- Kê khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu dưới 1 tỷ đồng

- Kê khai thuế VAT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh nghiệp dưới 1 tỷ đồng.

3.2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Kê khai thuế TNCN được dựa trên hình thức kê khai thuế VAT. Cụ thể, nếu doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo quý thì thuế TNCN cũng được thực hiện hình thức kê khai thuế theo quý.

Doanh nghiệp nếu thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng cần thỏa mãn điều kiện: số thuế TNCN hàng tháng nộp phải lớn hơn 50 triệu/tháng (VND). Trường hợp số thuế TNCN dưới 50 triệu/tháng thì phải thực hiện kê khai thuế theo quý.

3.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Để kê khai thuế TNDN thì các doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các loại chứng từ liên quan phát sinh trong năm.

Báo cáo thuế TNDN thường được kê khai theo hình thức theo quý. Như vậy, thời hạn nộp báo cáo thuế TNDN muộn nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

3.4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

Với loại báo cáo thuế này, doanh nghiệp thường kê khai theo hình thức theo quý.

Lưu ý:

- Toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả các doanh nghiệp mới thành lập

- Trong kỳ nếu phát sinh hóa đơn sử dụng thì doanh nghiệp phải lập báo cáo sử dụng hóa đơn đó

- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có thông báo phát hành hóa đơn thì không cần lập báo cáo.

4. Hướng Dẫn Cách Làm Báo Cáo Thuế

4.1. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Kê khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

+ Tờ khai thuế VAT theo mẫu 01/GTGT

+ Bảng kê hóa đơn thuế VAT theo 2 mẫu 01-1/GTGT và 01-2/GTGT

+ Phụ lục kèm theo (nếu có)

Kê khai thuế VAT theo phương pháp trực tiếp

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ:

+ Trực tiếp theo GTGT: Tờ khai thuế VAT theo mẫu 03/GTGT

+ Trực tiếp theo doanh thu: Tờ khai thuế VAT theo mẫu 04/GTGT

+ Bảng kê khai hóa đơn thuế VAT đầu ra theo mẫu 04-1/GTGT

4.2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

+ Tờ khai thuế TNCN theo mẫu 01/KK-TNCN đối với doanh nghiệp thanh toán tiền lương

+ Tờ khai thuế TNCN theo mẫu 03/KK-TNCN đối với doanh nghiệp trả tiền đầu tư vốn, chuyển nhượng cổ phần.

Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai báo cáo thuế theo quý thì thực hiện kê khai thuế VAT theo quý và đồng thời có thuế TNCN phát sinh dưới 50 triệu/tháng (VND).

Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp kê khai báo cáo thuế theo tháng thì thực hiện kê khai thuế VAT theo tháng, đồng thời thuế TNCN trên 50 triệu/tháng (VND).

4.3. Các Bước Làm Báo Cáo Thuế Cho Doanh Nghiệp

Xác định các khoản thuế phải nộp

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các khoản thuế phải nộp và tính toán số tiền phải nộp cho từng khoản thuế. Việc tính toán này phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và phải được ghi chép kỹ lưỡng.

Thu thập các thông tin cần thiết

Sau khi xác định các khoản thuế phải nộp, doanh nghiệp cần thu thập các thông tin cần thiết để làm báo cáo thuế. Các thông tin này bao gồm các chứng từ liên quan đến thuế như hóa đơn, biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản kiểm kê, bảng lương, báo cáo tài chính và các tài liệu khác.

Làm báo cáo thuế

Sau khi đã thu thập đủ các thông tin cần thiết, doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo thuế. Báo cáo thuế phải được làm đúng quy định của pháp luật và phải có tính chính xác cao. Nếu báo cáo thuế không chính xác, doanh nghiệp có thể bị phạt

Sau khi đã có đầy đủ thông tin về các khoản thuế phải nộp và các chứng từ liên quan, doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện các bước để lập báo cáo thuế. Dưới đây là các bước làm báo cáo thuế đơn giản mà doanh nghiệp có thể thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị các chứng từ liên quan

Để làm báo cáo thuế, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các chứng từ liên quan, bao gồm hóa đơn, chứng từ chi, chứng từ thu, biên bản kiểm kê, bảng kê hàng hóa, sổ sách kế toán... Các chứng từ này sẽ được sử dụng để tính toán số tiền phải nộp thuế.

Bước 2: Tính toán số tiền phải nộp thuế

Sau khi đã có đầy đủ các chứng từ liên quan, doanh nghiệp tiến hành tính toán số tiền phải nộp thuế. Việc tính toán này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định liên quan.

Bước 3: Lập báo cáo thuế

Sau khi đã tính toán được số tiền phải nộp thuế, doanh nghiệp sẽ lập báo cáo thuế theo mẫu của cơ quan thuế. Trong báo cáo này, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về số tiền phải nộp thuế, các khoản thuế đã nộp trong kỳ, các khoản thuế chưa nộp và lý do chưa nộp, số tiền phải hoàn thu và các thông tin khác liên quan đến thuế.

Bước 4: Nộp báo cáo thuế

Sau khi đã hoàn tất việc lập báo cáo thuế, doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo này cùng với các chứng từ liên quan đến cơ quan thuế. Doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn nộp thuế để tránh bị phạt và các rủi ro phát sinh khác.

5. Những Lưu Ý Khi Thực Hiện làm Báo Cáo Thuế Doanh Nghiệp

Để bản báo cáo thuế của doanh nghiệp được rõ ràng và chi tiết hơn, kế toán viên cần lưu ý những nội dung sau đây khi thực hiện làm báo cáo:

+ Sắp xếp trình tự hóa đơn được bán ra theo quy trình ngày tháng.

+ Phân biệt rõ hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ hay tài sản trong quá trình nhập liệu vào phần mềm kế toán.

+ Chuẩn bị các bản sao của hóa đơn phòng khi bị mất không đối chứng.

+ Thực hiện kê khai, hạch toán hàng tháng trên phần mềm kế toán và tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa trước khi xuất dữ liệu.

+ Xử lý các vấn đề phát sinh trong bảng cân đối kế toán.

+ Quyết toán thuế TNDN trước để so sánh với số thuế TNDN chênh lệch.


6. Dịch Vụ Báo Cáo Thuế Của Ketoan5t

Nhiệm vụ của Ketoan5t khi cung cấp dịch vụ báo cáo thuế 

+ Miễn phí tư vấn sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra hợp lý

+ Nhận hóa đơn, chứng từ kế toán tận nơi

+ Phân loại, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc

+ Cân đối thuế GTGT đầu vào, đầu ra

+ Lập tờ khai báo cáo thuế, khai báo thuế TNCN, tạm tính thuế TNDN

+ Nộp báo cáo thuế lên cơ quan thuế theo quy định

Hoàn thiện chứng từ và lập sổ sách kế toán, cụ thể:

+ Lập các chứng từ kế toán: nhập, xuất, thu, chi

+ Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hóa, phải thu, phải trả

+ Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu hao… theo quy định

+ Lập sổ cái các tài khoản

+ Lập sổ nhật ký chung

+ Lập quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN

+ Lập báo cáo tài chính cuối năm

Khách Hàng cần cung cấp thông tin cho Ketoan5t 

Bạn chỉ cần cung cấp cho Ketoan5t 2 thông tin đơn giản như sau:

+ Hóa đơn đầu vào, đầu ra

+ Thiết bị chữ ký số để Ketoan5t nộp báo báo thuế qua mạng

Cam Kết trách nhiệm của Ketoan5t khi cung cấp dịch vụ Kế toán thuế 

Với kinh nghiệm hơn 25 năm trong ngành dịch vụ kế toán thuế, Ketoan5t hiểu rằng vấn đề quan trọng nhất trong việc cung cấp dịch vụ kế toán thuế là tính hiệu quả, kịp thời và trách nhiệm đối với khách hàng. Vì vậy, trong tất cả hợp đồng dịch vụ kế toán, Ketoan5t luôn cam kết 8 chỉ mục quan trọng sau:

+ Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các công việc sau:  

- Sắp xếp, phân loại chứng từ;

- Lập và bàn giao các loại sổ sách kế toán như: sổ chi tiết các tài khoản, sổ tổng hợp… theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.

+ Soạn thảo các văn bản, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện nội dung dịch vụ kế toán

+ Chịu trách nhiệm trên tất cả các chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán do Ketoan5t thực hiện trên cơ sở số liệu, chứng từ do khách hàng cung cấp (chứng từ hóa đơn hợp lệ theo quy định của pháp luật)

+ Chịu trách nhiệm giải trình hồ sơ kế toán thuế khi cơ quan nhà nước có yêu cầu về số liệu kế toán do Ketoan5t thực hiện

+ Chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản phạt trường hợp khách hàng bị cơ quan nhà nước xử phạt do sai sót hồ sơ, chứng từ được thực hiện bởi Ketoan5t

+ Định kỳ mỗi tháng hoặc mỗi quý, chuyên viên của Ketoan5t sẽ đến trực tiếp địa chỉ của khách hàng để nhận chứng từ. Vậy nên, khách hàng không phải mất thời gian di chuyển và chi phí chuyển phát nhanh

+ Khách hàng có thể chủ động tiếp nhận trực tiếp các thông tin, vấn đề về kê khai thuế từ cơ quan thuế, bởi Ketoan5t sẽ cung cấp địa chỉ email của bạn cho cơ quan thuế

+ Chịu trách nhiệm bảo mật thông tin kế toán của khách hàng, ngay cả khi kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán


Các dịch vụ của chúng tôi

Copyright © 5T company